Nguyên nhân nền kinh tế bị phá hủy Kinh_tế_Venezuela

Panos Mourdoukoutas, Forbes, cho là một quá trình lâu dài với các chính sách thất bại của các chính phủ từ nhiều thập kỷ qua, trước cả thời chủ nghĩa xã hội Bolivar, đưa người dân một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và vốn con người xuống con đường nghèo đói.[13][14]

  • Đã có một làn sóng quốc hữu hóa vào cuối thập niên 1970 và các kế hoạch phát triển đặt các nguồn lực quan trọng của đất nước vào trong tay các quan chức chính phủ chứ không phải là những nhà quản lý chuyên nghiệp. Dưới thời Tổng thống Carlos Andres Perez, đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông vào năm 1974, đã cho tiến hành quốc hữu hóa nhiều ngành trong đó bao gồm các ngành công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp sắt, mở rộng sang ngành công nghiệp thép, xây dựng dịch vụ khách sạn do nhà nước sở hữu, đóng tàu, và lên đến đỉnh điểm là sự ra đời của ngành công nghiệp nhôm.”
  • Việc chính phủ kiểm soát giá cả và chính sách trợ cấp dưới thời Tổng thống Caldera, dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ bắt đầu tăng vọt.
  • Chính phủ cũng kiểm soát thị trường tiền tệ, giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài được nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
  • Mười lăm năm dưới sự điều hành của cánh tả đã để lại một nước Venezuela với tỷ lệ lạm phát lên đến 180 phần trăm hàng năm do phá giá đồng tiền nhiều lần, (trung bình lạm phát tăng khoảng 8,70 phần trăm mỗi tháng). Kết quả này đã làm suy yếu và ảnh hưởng đến mức lương từ khi Nicholas Maduro trở thành tổng thống – mức tăng lớn nhất được ghi nhận liên quan đến các loại đồ uống và thực phẩm (tăng 315%). Venezuela hiện chiếm vị trí 178 trong chỉ số tự do kinh tế – tức đứng gần dưới cùng của danh sách. Chủ nghĩa xã hội Bolivar, vốn mượn từ chủ nghĩa xã hội Castro của Cuba, và chủ nghĩa bài Mỹ từ Che GuevaraSalvatore Allende, để thêm vào nền kinh tế tai ương của Venezuela. Trong thực tế, việc bài Mỹ đã trở thành lý do dẫn đến rất nhiều thất bại trong chính sách kinh tế của Venezuela, làm cho nước này lâm vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng các sản phẩm cơ bản, từ tã em bé đến khăn giấy, giấy vệ sinh cho đến nhiều loại sản phẩm khác.

Nói chung, cuộc khủng hoảng của Venezuela hiện thời là kết quả sự hội tụ hai xu hướng nguy hiểm: “căn bệnh Hà Lan” (Dutch Disease) và “chủ nghĩa xã hội Bolivar” [15] với những chính sách đi về hướng Kinh tế kế hoạch.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Venezuela http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160731... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601086&si... http://money.cnn.com/2016/04/12/news/economy/venez... http://www.docstoc.com/docs/3178297/INGRESOS-PETRO... http://www.economist.com/blogs/americasview/2013/0... http://www.economist.com/node/21526365 http://www.eluniversal.com/noticias/daily-news/cha... http://www.eluniverso.com/noticias/2015/11/20/nota... http://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/201... http://www.forbes.com/sites/timworstall/2016/07/22...